Tìm hiểu về in lụa: ưu, nhược điểm và quy trình của in lụa 

in lụa

Hiện nay, in lụa rất được ưa chuộng do độ tiện lợi và tính thẩm mỹ của nó đem lại lên quần áo. Đây là phương pháp in ấn quan trọng và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về cách in này. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Xưởng may gia công Apis tìm hiểu về ưu điểm, nhược điểm và quy trình của in lụa để hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé!

Giới thiệu về in lụa

In lụa là một phương pháp in ấn sử dụng khuôn in để định vị hình in. Khuôn in này được sử dụng để tán đều mực in lên bề mặt thông qua tấm lưới in. Khi mới áp dụng kỹ thuật in này, người ta sử dụng tơ lụa để ngăn cách giữa mực in và vật liệu cần in, và do đó, phương pháp in này được gọi là in lụa. Tuy nhiên, sau này, người ta đã thay thế tơ lụa bằng các chất liệu khác như vải sợi, vải bông, lưới kim loại,… Tuy nhiên, tên gọi in lụa vẫn được sử dụng cho phương pháp in ấn này.

Ưu, nhược điểm của in lụa

Ưu điểm

In lụa có nhiều ưu điểm, chính vì vậy kỹ thuật này vẫn được sử dụng rộng rãi từ lâu đời đến nay. Các ưu điểm của in lụa bao gồm:

  • Chi phí in lụa được đánh giá là có giá thành thấp hơn những phương pháp khác
  • Có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau như vải, giấy, nhựa, thủy tinh, gốm sứ, cao su, và mang lại chất lượng hình ảnh sắc nét.
  • Có thể in nhiều màu sắc theo ý muốn của người dùng, giúp tạo ra những sản phẩm in ấn đa dạng và đẹp mắt.

Nhược điểm

  • Mỗi màu in, hình in sẽ sử dụng 1 khuôn khác nhau nên tốn thời gian, đồng thời in nhiều màu sắc sẽ tăng chi phí sản xuất.
  • Hình in dễ bị đứt gãy trong quá trình in hoặc sau khi in, đặc biệt là khi sử dụng mực in không tốt.
  • Mỗi lần in đòi hỏi phải có bảng phim in lụa, đòi hỏi file thiết kế phải là vector, nếu sử dụng ảnh sẽ cần thiết kế sang 2 loại file khác nhau, do đó mất khá nhiều thời gian thực thi.
  • In lụa thường mất nhiều thời gian, đòi hỏi công đoạn và kỹ thuật hơn so với in kỹ thuật số, không thể lấy liền như in kỹ thuật số. In lụa chỉ phù hợp cho những đơn hàng số lượng ít, vừa phải.

Quy trình in lụa

Bước 1: 

Thợ sẽ chuẩn bị khung in bằng gỗ có hình chữ nhật và pha keo PVA với độ sệt nhất định để phủ lên bề mặt lưới in.

Bước 2: 

Sau khi tráng keo lên lưới in và sấy khô, thợ sẽ đặt bảng phim lên lớp keo để chụp phim. Sau khi chụp phim, thợ in sẽ lấy khuôn in ra xịt nước để lớp keo bị rửa trôi và mực in có thể thấm qua để in lên bề mặt in. Mỗi màu sắc sẽ sử dụng một bảng phim khác nhau và thực hiện nhiều lượt in.

Bước 3: Pha mực

Nếu in ấn yêu cầu phải sử dụng màu sắc pha trộn, thợ sẽ pha màu in cơ bản để tạo ra màu mực đúng với hình cần in.

Bước 4: Tiến hành in

Thợ in sẽ bắt đầu cố định vật cần in bằng lớp keo lên bàn in. Sau đó đặt khuôn in vào đúng vị trí và cho phần mực để in lên vật cần in. Tiếp đến là kéo thanh dùng để gạt phần mực thấm thấm vào lưới in.Thợ sẽ lặp lại quá trình này ít nhất hai lần để đảm bảo mực in bám đều lên bề mặt.

Bước 5: 

Sau khi in xong, thợ in sẽ tiến hành sấy khô hoặc phơi sản phẩm để đảm bảo hình in được khô và bám chặt vào bề mặt vật liệu. Thời gian phơi hoặc sấy có thể từ 12 đến 48 tiếng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và loại vật liệu in. 

in lụa

Hy vọng bạn có thể tìm hiểu được thông tin hữu ích về ưu nhược điểm và quy trình in lụa!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *